Giáo án lớp lá LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ĐỒ VẬT SO VỚI BẢN THÂN TRẺ VỚI BẠN KHÁC I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - ...
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA ĐỒ VẬT SO VỚI BẢN THÂN TRẺ VỚI BẠN KHÁC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ phân biệt được phía trước - phía sau; phía trên - phía dưới , phía phải phía trái của bản thân.
- Củng cố kiến thức cho trẻ về xác định trên- dưới; trước- sau của cơ thể trẻ.
- Rèn kĩ năng định hướng Phía trên- phía dưới; phía trước- phía sau của bản thân ,tư duy, trí nhớ, sự chú ý.
- Yêu quý trường lớp, hứng thú tham gia các hoạt động ở lớp
II. CHUẨN BỊ
- Chùm bóng treo ở trên cao, tấm xốp ở dưới nền nhà, trẻ đeo dép ở chân.
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi: 1 khối gỗ, 1 bông hoa, 1 cái mũ.
- Đồ dùng của cô giống trẻ kích thước hợp lí.
- Các loại đồ chơi xếp ở các phía của trẻ.
III. Tiến trình:
STT | CẤU TRÚC | HOẠT ĐỘNG CÔ VÀ TRẺ |
1 | Hoạt động 1: Ổn định Hoạt động 2: bé cùng học Hoạt động 3: bé cùng chơi | Trò chuyện gây hứng thú - Cho trẻ xem một số hình ảnh lớp học của bé, trò chuyện về chủ đề. - Chúng mình vừa xem một số hình ảnh về lớp học của chúng mình rồi, vậy đến lớp chúng mình thấy có ai? Lồng nội dung GD trẻ đoàn kết với bạn, lễ phép và vâng lời cô giáo. * Xác định phía trên- dưới; trước –sau của cơ thể trẻ - Cô hỏi 1 số trẻ: Chân, đầu, lưng, mắt….ở phía nào của con, cô nhận xét, sửa sai cho trẻ. * Xác định phía trên- phía dưới; phía trước- phía sau của bản thân Cô cho trẻ đứng theo tổ + Phía trên - Lớp chúng mình có rất nhiều đồ chơi đẹp, nhưng hôm nay còn có gì đặc biệt nữa nhỉ? - Nó ở đâu? - Làm thế nào mà con nhìn thấy được chùm bóng? - Vì sao phải ngẩng đầu lên mới nhìn được? Vì chùm bóng ở phía nào của con? Cho trẻ đọc: Phía trên. - Những gì mà ngẩng đầu lên mới nhìn thấy được thì gọi là phía trên. - Ngoài chùm bóng ra, phía trên con còn có gì? + Phía dưới Cho trẻ chơi trò chơi: “Giấu chân)2, “Chân đâu”2 - Chúng mình có nhìn thấy chân của mình không? - Làm thế nào con nhìn thấy chân của mình? - Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy? Vì chân ở phía nào của con? Cho trẻ đọc: Phía dưới. - Những gì mà các con phải cúi xuống mới nhìn thấy được thì gọi là phía dưới. Ngoài chân ra, phía dưới con còn có gì? + Phía trước - “Giấu tay”2 - Có nhìn thấy tay không? Vì sao? Tay ở phía nào? Cho trẻ đọc: Phía sau. - Những gì mà mình phải quay đầu ra sau mới nhìn thấy được thì gọi là phía sau. - Vậy các con hãy quay đầu ra sau xem phía sau các con có gì? + Phía trước - “Tay đâu”2 - Có nhìn thấy tay không? Vì sao? Tay ở phía nào? Cho trẻ đọc: Phía trước Cho trẻ chơi: Bé trồng hoa Cô nói: Mũ ở phía trên – trẻ đội mũ lên đầu, dép ở phía dưới- trẻ đeo dép vào chân, trồng hoa ở phía trước, tay ở phía *Dạy trẻ nhận biết phía phải, phía trái. - Các đã biết tay phải tay trái của mình rồi hôm nay cô sẽ dạy cho các con nhận biết phía phải, phía trái của các con. - Cô ngồi trước mặt trẻ ngược chiều với trẻ. - Cô giơ tay phải lên và yêu cầu trẻ giơ tay phải của mình lên - Tay phải các con đâu? - Các con giơ tay phải của mình lên và nói theo cô tay phải. - Cô nói: từ tay phải đưa ra ngoài là phía phải. - Cho trẻ nhắc lại phía phải. - Tay trái ngược lại. - Vậy từ tay phải đưa ra là phía nào? (phía phải). - Từ tay trái đưa ra ngoài là phía nào? (phía trái). -Phát cho mỗi trẻ rổ dựng dụng cụ học tập. -Cho trẻ thực hiện theo cô đặt viết chì,gôm,hộp màu,tập qua phải, (phía trái tương tự). +Trẻ thực hiện: - Các con hãy đặt viết chì về phía phải các con. - Đặt cụt gôm về phía trái các con. - Hỏi lại trẻ: -Phiá phải các con có gì? -Phía trái có gì? -Rồi đem đồ dùng bỏ vào rổ. - Các con hãy lấy cuốn tập của mình đặt về phía trái. - Hộp màu đặt về phía phải. - Vậy các con nhìn xem cuốn tập ở phía nào? - Hộp màu dang ở phía nào của các con? *Luyện tập +Trò chơi tĩnh: - Cô mời hai trẻ đứng lên ai nói nhanh hơn sẽ thắng. - Khi cô nói bạn nào ngồi cạnh con ở phía phải thì các con hãy kể ra - Phía trái tương tự. ( chơi 2-3 lần). - Trò chơi động: xem ai nhanh hơn. - Hôm nay bạn nào cũng giỏi hết, cô sẽ tặng cho mỗi bạn 1con gấu bông,cô có rất nhiều gấu bông,các con hãy chọn1 con mà mình thích, gấu bông này sẽ giúp ta chơi 1 trò chơi xem ai nhanh hơn. - Hát lại bài hát múa cho mẹ xem,cho trẻ di thành vòng tròn,khi hết bài hát trẻ nghe theo yêu cầu của cô và thực hiện. * Trò Chơi tìm đồ vật - Cô nói tên đồ chơi, 1 trẻ xác định đồ chơi đó ở phía nào của mình. Khi nghe hiệu lệnh trẻ tìm đồ vật ở vị trí cô yêu cầu - Cô mời 2-3 trẻ lên chơi. Cô nhận xét: tuyên dương lớp |